• Từ khóa tìm kiếm:
  • Tụ điện, Điện trở, IGBT..

NGUỒN MỘT CHIỀU DC!!! TỪ A-> Z!!!

 

NGUỒN MỘT CHIỀU DC!!!

TỪ A-> Z!!!

1. Khái niệm căn bản về cấu trúc nguyên tử

- Nguyên tử là đơn vị cơ bản của vật chất, cấu tạo gồm một hạt nhân ở trung tâm, bao quanh đó là đám mây điện tích âm (các hạt electron). Hạt nhân nguyên tử là dạng gắn kết hỗn hợp giữa các proton mang điện tích dương và các neutron trung hòa điện (ngoại trừ TH nguyên tử Hidro, với hạt nhân ổn định chỉ chứa một proton duy nhất, không chứa neutron). Electron của nguyên tử liên kết với hạt nhân bởi tương tác điện tử và tuân theo các nguyên lý của cơ học lượng tử. Tương tự vậy thì các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết hóa học dựa trên cùng một loại tương tác này và tạo nên phân tử. Một nguyên tử chứa các hạt electron bằng số hạt proton thì trung hòa về điện tích, trong khi nếu số electron nhiều hơn hay ít hơn thì nó mang điện tích âm hoặc dương và được gọi là Ion.

- Tên gọi nguyên tử hóa học mà nay chúng ta gọi đơn giản là nguyên tử là những đối tượng rất nhỏ với đường kính chỉ vài phần mười nano mét và có khối lượng rất nhỏ, tỉ lệ với thể tích của nguyên tử.

2. Khái niệm và nguồn gốc của dòng điện một chiều

- Khái niệm một chiều trong kĩ thuật là để nói đến dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện trong môi trường dẫn điện, như dây dẫn điện.

- Điện một chiều thường được viết tắt là 1C (một chiều) hay DC (tiếng anh là: Direct current)

- Dòng điện một chiều là dòng dịch chuyển có hướng của điện tích. Dòng điện một chiều được tạo ra từ các nguồn như pin, tế bào năng lượng mặt trời,…Dòng điện một chiều có thể di chuyển trong vật dẫn như dây dẫn điện, hoặc trong các vật liệu bán dẫn, vật liệu cách điện hoặc trong chân không, ví dụ như trong các chùm Ion, chùm electron.

- Dòng điện một chiều được tạo ra từ năm 1800, từ pin Volta của nhà Vật Lý học người ý Alessandro Volta.

Bản chất của việc dòng điện di chuyển đã không được tìm ra. Nhà vật lí học người Pháp Andre-Marie Ampere phỏng đoán rằng dòng điện đi theo một hướng từ dương đến âm.

Khi nhà chế tạo dụng cụ người Pháp Hippolyte Pixii xây nhà máy phát điện một chiều đầu tiên năm 1832, ông phát hiện ra nam châm được sử dụng đi qua các vòng dây mỗi nữa vòng, nó đã đảo chiều dòng điện, tạo ra điện xoay chiều. Từ gợi ý của Ampere, Pixii sau đó đã thêm bộ phận chuyển mạch để tạo ra dòng điện một chiều.

3. Cường độ dòng điện

- Khái niệm: là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện, hay đặc trưng cho các hạt điện tích đi qua một lớp mặt cắt tiết diện của vật dẫn theo một đơn vị thời gian – Kí hiệu là I

- Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe – A

- Các phép đổi trong cường độ dòng điện:

+ 1 Kilo Ampe    = 1.000 Ampe

+ 1 Mega Ampe = 1.000.000 Ampe

+ 1 Mili Ampe     = 1/1000 Ampe

+ 1 Micro Ampe = 1/ 1.000.000 Ampe

4. Khái niệm điện áp

- Khi mật độ các hạt mang điện tích tập trung không đều tại 2 vị trí A và B, nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp, và lúc này áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.

+ Điện áp tại điểm A là Ua

+ Điện áp tại điểm B là Ub

- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế Uab = Ua – Ub (Đang giả thiết điện áp tại A lớn hơn tại B nên chúng ta sẽ có giá trị dương, ngược lại thông số đó là âm khi điện áp tại B lớn hơn A, khi đó nếu nói chuẩn thì giá trị điện áp giữa 2 điểm A và B chênh lệch một khoảng Uab, giá trị này luôn luôn dương)

- Đơn vị của điện áp là Volt kí hiệu là U hay E (trong các mạch điện hay sơ đồ)

- Các phép đổi trong điện áp

+ 1 Kilo Volt     =  1.000 Volt

+ 1 Mini Volt    =  1/1.000 Volt

+ 1 Micro Volt  =  1/1.000.000 Volt

5. Nguồn điện và các cách thiết kế nguồn điện trong mạch điện hiện nay

- Nguồn điện 1 chiều hiện nay thường được sử dụng và lấy từ các nguồn như Acquy, Pin,…

- Thực tế hiện nay chúng ta sẽ gặp tình trạng nguồn đầu vào của Pin hay Acquy không đủ cung cấp cho đầu vào các sản phẩm.  Điện áp của các nguồn đầu ra Acquy và Pin dao động trong ngưỡng từ: 3.2VDC, 3.7VDC, 5VDC, 12VDC, 14.6VDC, 16.8VDC, 24VDC, 36VDC, 72VDC,…

- Để giải quyết vấn đề đó thì chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế cho mình các nguồn điện DC với các cách mắc nối tiếp hay song song để sao cho đáp ứng được nhu cầu của chúng ta

- Khi đấu nối tiếp các nguồn U1, U2, U3, U4,…Un thì ta được một nguồn mới là U, giá trị của nguồn mới chính là tổng giá trị của tất cả các nguồn thành phần U = U1 + U2 + U3 + U4 +…+UN

- Khi đấu song song các nguồn U1, U2, U3, U4,…UN thì ta được một nguồn mới là U, giá trị của nguồn mới bằng với tất cả các giá trị nguồn thành phần U = U1 = U2 = U3 = U4 = … = UN

(Nguồn sưu tầm và biên dịch)


zalo